简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Đại dịch coronavirus có thể sẽ cướp đi của nền kinh tế toàn cầu mức tăng trưởng hơn 5 nghìn tỷ đô la Mỹ, con số này còn lớn hơn sản lượng trung bình hàng năm của cả nước Nhật.
Đại dịch coronavirus có thể sẽ cướp đi của nền kinh tế toàn cầu mức tăng trưởng hơn 5 nghìn tỷ đô la Mỹ, con số này còn lớn hơn sản lượng trung bình hàng năm của cả nước Nhật. Đó là lời cảnh báo từ các ngân hàng phố Wall khi họ đang chứng kiến hiện tượng suy thoái trong thời bình lớn nhất lịch sử kể từ những năm 1930. Sự khủng hoảng này thậm chí còn tăng theo cấp số nhân khi chính phủ tại các quốc gia buộc phải yêu cầu các doanh nghiệp đóng cửa và công dân ở trong nhà.
Mặc dù lần suy thoái này được dự đoán là sẽ chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hạn, nhưng sẽ khiến nền kinh tế phải mất rất nhiều thời gian mới có thể trở lại thế cân bằng. Ngay cả những gói kích thích tiền tệ và tài khóa cũng được thực hiện trên quy mô lớn chưa từng có tiền lệ, tổng sản phẩm quốc nội khó có thể trở lại mức trước khủng hoảng ít nhất là cho đến năm 2022.
Dự đoán về khoảng thời gian phục hồi này được dựa trên và có vài nét tương tự với thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu vào hơn một thập kỷ trước, tuy nhiên xét trên bối cảnh hiện tại, tốc độ phục hồi của lần này có thể sẽ chậm chạp hơn so với dự đoán của các nhà kinh tế.
Nhiệm vụ và vai trò của các nhà hoạch định chính sách là vô cùng quan trọng. Họ cần phải đảm bảo rằng các biện pháp kích thích cần thiết được cung cấp đầy đủ, đồng thời áp dụng mức hạn chế nhất định trong việc vận hành nền kinh tế để tránh virus có thể lây lan rộng rãi hơn.
Theo ông Catherine Mann, nhà kinh tế trưởng của Citigroup Inc., người dự tính nền kinh tế thế giới sẽ chịu tổng mức thiệt hại khoảng 5 nghìn tỷ đô cho biết nếu quỹ đạo phát triển đủ tích cực thì doanh nghiệp và cá nhân mới có đủ sự hỗ trợ và niềm tin trong giai đoạn phục hồi vào nửa cuối năm nay và năm 2021.
Các nhà kinh tế của JPMorgan Chase & Co. đưa ra mức dự đoán sản lượng bị thiệt hại là 5,5 nghìn tỷ đô la tương đương gần 8% GDP vào cuối năm tới. Chỉ riêng chi phí cho các nền kinh tế phát triển cũng đã ngang với những hệ quả từng chứng kiến trước đây trong các cuộc suy thoái năm 2008-2009 và 1974-1975.
Morgan Stanley cho biết mặc dù các phản ứng chính sách hiện tại đang ở mức cao, nhưng thị trường sẽ được kéo trở lại mốc tiền khủng hoảng vào khoảng quý 3 năm 2021. Ngân hàng Deutsche Bank cho biết, chi phí kéo dài và hiệu ứng hệ quả sẽ khiến cho các nền kinh tế của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu dự kiến vào cuối năm 2021 vẫn còn cách mức tiền khủng hoảng khoảng 1 nghìn tỷ đô.
Tổ chức Thương mại Thế giới cho biết vào thứ Tư rằng đại dịch có thể gây ra sự sụp đổ sâu hơn của dòng chảy thương mại quốc tế hơn bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ hậu chiến. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến sẽ công bố dự báo mới nhất của mình vào tuần tới.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
FED không đem lại những bất ngờ nên không gây ra những biến động lớn, tuy nhiên các tín hiệu mới đã xuất hiện
Phiên cuối tuần USD không biến động quá nhiều nhưng trên các cặp tiền đã xuất hiện vài sự thay đổi đáng chú ý
Do thanh khoản thấp trong phiên đầu tuần khi thị trường Mỹ nghỉ lễ nên đã không có nhiều sự thay đổi trên các cặp tiền
Đồng đô la giảm xuống vào đầu phiên Thứ năm, với các đồng tiền rủi ro hơn được ưu ái hơn sau khi biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang đã củng cố lập trường chính sách nới lỏng của họ
FXTM
VT Markets
FBS
IC Markets Global
FxPro
GO MARKETS
FXTM
VT Markets
FBS
IC Markets Global
FxPro
GO MARKETS
FXTM
VT Markets
FBS
IC Markets Global
FxPro
GO MARKETS
FXTM
VT Markets
FBS
IC Markets Global
FxPro
GO MARKETS