简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Image captionHọc viên trong trải cải tạo ở Tân Cươgn biểu diễn với nụ cười đính trên môiVùng Tân Cươ
Image caption
Học viên trong trải cải tạo ở Tân Cươgn biểu diễn với nụ cười đính trên môi
Vùng Tân Cương của Trung Quốc là nơi sinh sống của hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi đã sống ở đó trong nhiều thập kỷ. Các nhóm nhân quyền cho biết hàng trăm ngàn người bị giam giữ trong các trại cải tạo mà không được đưa ra xét xử, nhưng Trung Quốc cho rằng họ tự nguyện tham gia các trung tâm chống lại “chủ nghĩa cực đoan”. BBC đã vào bên trong một trung tâm như vậy.
Tôi đã từng đến các trại này trước đây.
Nhưng lần gần nhất tôi chỉ được nhìn thoáng qua các dây thép gai và tháp canh của khu trại cải tạo trong khi vẫn ngồi trong xe, và các cảnh sát mặc thường phục theo đuôi, cố gắng ngăn chúng tôi lại gần hơn.
Bây giờ tôi đã được mời vào bên trong.
Đại học Mỹ nhận tiền từ công ty TQ liên quan vụ Tân Cương
Nhiếp ảnh gia Trung Quốc mất tích tại Tân Cương
Cảnh sát Tân Cương 'dùng app theo dõi dân'
Những rủi ro của việc được chấp nhận cho vào là rõ ràng. Chúng tôi được đưa đến những nơi dường như đã được thiết kế một cách cẩn thận - với hình ảnh vệ tinh cho thấy phần lớn cơ sở hạ tầng an ninh gần đây đã bị gỡ bỏ.
Và lần lượt từng học viên tại trại nói chuyện với chúng tôi, một số tỏ rõ sự căng thẳng, họ kể lại những câu chuyện giống nhau.
Tất cả họ đều là thành viên của cộng đồng người hồi giáo chiếm đa số ở Tân Cương - người Duy Ngô Nhĩ - họ nói rằng họ đã bị “ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cực đoan” và vì vậy tình nguyện “biến đổi suy nghĩ”.
Đây là câu chuyện về Trung Quốc do những người được lựa chọn kể ra cho chúng tôi. Và với họ, việc nói ra điều gì vượt quá kiểm duyệt có thể gây rủi ro nghiêm trọng.
Hậu quả có thể là gì nếu họ lỡ nói một cái gì đó khác? Làm thế nào có thể tách biệt tuyên truyền khỏi thực tế một cách an toàn?
Cấp tiến và tái sinh
Image caption
Các học viên đồng thanh các bài học bằng tiếng Trung Quốc
Có rất nhiều tiền lệ cho việc tường thuật tình huống khó xử này.
Ví dụ như chuyến thăm bị giám sát chặt chẽ của báo giới năm 2014 tới nhà tù Abu Ghraib do Mỹ điều hành ở Iraq, sau vụ bê bối lạm dụng. Các phóng viên bị lùa đi xa khỏi những người bị giam giữ đang cố la to để được nghe thấy.
Hoặc có ví dụ về những cuộc tiếp cận hiếm hoi và bị giới hạn của truyền thông tại các trung tâm giam giữ người nhập cư ở ngoài khơi của Úc.
Và trong những năm 1930 và 1940, Đức đã tổ chức các chuyến đi cho báo giới đến các trại cải tạo tại Sonnenburg và Theresienstadt, được thiết kế để chứng minh họ “nhân đạo” đến mức nào.
Trong tất cả các trường hợp như vậy, phóng viên là nhân chứng cho một câu chuyện có tầm quan trọng toàn cầu, nhưng buộc phải cố gắng kể nó trong khi khi chỉ được tiếp cận hạn chế và bị kiểm soát chặt chẽ với những người bị ảnh hưởng nhất bởi chính câu chuyện đó.
Ở Tân Cương, có một sự khác biệt lớn. Chính quyền cho phép các cuộc viếng thăm của báo chí không chỉ để cho thấy rằng các điều kiện bên trong các cơ sở là tốt, họ cũng muốn chứng minh rằng chúng hoàn toàn không phải là nhà tù.
Image caption
Giới chức nói các học viên ở các trại cải tạo Tân Cương 'đang trên đường biến đổi'
Chúng tôi được cho xem những người lớn ngồi thành hàng trong các lớp học được chiếu sáng rực rỡ, đồng thanh đọc to các bài học tiếng Trung.
Một số người biểu diễn các chương trình ca múa nhạc hàng ngày, vốn được dàn dựng và biên đạo cẩn thận. Họ mặc trang phục dân tộc truyền thống, múa quanh bàn, nụ cười đính trên môi.
Và điều khá rõ ràng là các quan chức Trung Quốc đi cùng chúng tôi tin tưởng tuyệt đối vào câu chuyện được các học viên ở đây trưng ra, một số người suýt rơi nước mắt.
Những người này, chúng tôi được khuyến khích thừa nhận, đã được tái sinh. Từng bị cực đoan hóa và đầy thù hận với chính phủ Trung Quốc, giờ đây họ đã an toàn trở lại con đường cải cách nhờ sự can thiệp kịp thời, nhân từ của chính phủ.
Phương Tây có thể học được rất nhiều từ thông điệp này.
Đề cập đến thời điểm chính sách cải tạo này bắt đầu, một quan chức cấp cao nhìn thẳng vào mắt tôi.
“Chưa có một cuộc tấn công khủng bố nào ở Tân Cương trong 32 tháng qua”, ông nói. “Đây là nghĩa vụ yêu nước của chúng tôi.”
'Ôi trái tim tôi đừng tan vỡ'
Image caption
Học viên trong trại mặc đồng phục màu xanh
Nhưng công việc của chúng tôi là cố gắng tìm xem cái gì thực sự ẩn bên dưới các thông điệp được phô bày, ở mức độ kỹ lưỡng nhất có thể.
Có một số graffiti chúng tôi quay được, được viết bằng tiếng Duy Ngô Nhĩ. Một cái viết: “Ôi trái tim tôi đừng tan vỡ”. Một graffiti khác viết: “Từng bước từng bước một.”
Có những câu trả lời, trong các cuộc phỏng vấn thêm với các quan chức, đã tiết lộ nhiều về bản chất của hệ thống này.
Những thành viên trong các trại nói trên “gần như là tội phạm”, các quan chức này cho hay. Họ bị xem như một mối đe dọa không phải vì đã phạm tội, mà vì có khả năng phạm tội.
Và có một sự thừa nhận rằng, một khi được xác định là có khuynh hướng cực đoan, họ được đưa ra lựa chọn.
Đó là “lựa chọn giữa bị đem ra xét xử tại tòa hoặc được giáo dục trong các cơ sở cho các phần tử cực đoan”.
“Hầu hết mọi người chọn được giáo dục,” chúng tôi được cho biết như vậy.
Image caption
10 người trong một phòng ngủ
Và chúng tôi được biết, từ các nguồn khác, rằng định nghĩa chủ nghĩa cực đoan hiện rất rộng - ví dụ như có một bộ râu dài, hoặc đơn giản là liên hệ với người thân ở nước ngoài.
Chúng tôi thấy các ký túc xá trong đó những “kẻ cực đoan” này ngủ chứa tới 10 người mỗi phòng, có các giường đơn và có một nhà vệ sinh ở một đầu, được che chắn chỉ bằng một tấm vải mỏng.
Và rồi có những câu hỏi thận trọng đã tiết lộ nhiều, không phải ở những gì họ có thể nói, mà ở những gì họ không thể.
Tôi hỏi một người đàn ông, đã ở đây 8 tháng, có bao nhiêu người ông ta thấy đã “tốt nghiệp” trong thời gian đó.
Có một chút khựng lại trước khi ông trả lời. “Việc này thì… tôi không biết gì đâu,” ông ta nói.
Chỉ một câu truyện duy nhất được kể từ hệ thống cải tạo khổng lồ được cho là đang chứa hơn một triệu người vì vấn đề sắc tộc và đức tin của họ.
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem
Bên trong trại 'cải tạo tư tưởng' của Trung Quốc
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Vantage
IC Markets Global
FP Markets
Pepperstone
TMGM
FBS
Vantage
IC Markets Global
FP Markets
Pepperstone
TMGM
FBS
Vantage
IC Markets Global
FP Markets
Pepperstone
TMGM
FBS
Vantage
IC Markets Global
FP Markets
Pepperstone
TMGM
FBS