简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Như chúng tôi đã đề cập ở bài học trước, các chính phủ quốc gia và các cơ quan quản lý ngân hàng trung ương tương ứng của quốc gia xây dựng chính sách tiền tệ để đạt được các nhiệm vụ hoặc mục tiêu kinh tế nhất định.
Như chúng tôi đã đề cập ở bài học trước, các chính phủ quốc gia và các cơ quan quản lý ngân hàng trung ương tương ứng của quốc gia xây dựng chính sách tiền tệ để đạt được các nhiệm vụ hoặc mục tiêu kinh tế nhất định.
Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ đi đôi với nhau, vì vậy mà bạn không thể chỉ đề cập cái này mà bỏ qua cái kia.
Mặc dù một số nhiệm vụ và mục tiêu này rất giống nhau giữa các ngân hàng trung ương thế giới, nhưng mỗi ngân hàng đều có những mục tiêu riêng do nền kinh tế đặc biệt của quốc gia mang lại.
Cuối cùng là chính sách tiền tệ tập trung vào việc thúc đẩy và duy trì sự ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế.
Để đạt được mục tiêu, các ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ chủ yếu để kiểm soát những điều sau:
· lãi suất gắn liền với phí tổn tiền tệ (chi phí vay tiền),
· sự gia tăng lạm phát,
· cung tiền,
· yêu cầu dự trữ đối với ngân hàng (phần số dư của người gửi tiền mà các ngân hàng thương mại phải có trong tay dưới dạng tiền mặt),
· và cho vay các ngân hàng thương mại (thông qua cơ chế chiết khấu),
Các Loại Chính Sách Tiền Tệ
Chính sách tiền tệ có thể được đề cập theo một số cách khác nhau.
Chính sách tiền tệ thu hẹp hoặc thắt chặt được bạn hành trong trường hợp chính sách làm giảm quy mô cung tiền. Chính sách này cũng có thể xảy ra cùng với việc tăng lãi suất.
Nghĩa là làm chậm tăng trưởng kinh tế với lãi suất cao. Việc vay tiền trở nên khó khăn hơn và tốn kém hơn, chính điều này làm giảm chi tiêu và đầu tư của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Ngược lại, chính sách tiền tệ mở rộng hoặc nới lỏng sẽ mở rộng hoặc tăng cung tiền hoặc giảm lãi suất.
Chi phí vay tiền giảm xuống với hy vọng rằng chi tiêu và đầu tư sẽ tăng lên.
Chính sách tiền tệ thích ứng nhằm mục đích tạo ra tăng trưởng kinh tế bằng cách hạ lãi suất, trong khi chính sách tiền tệ thắt chặt được thiết lập để giảm lạm phát hoặc kiềm chế tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng lãi suất.
Cuối cùng là một chính sách tiền tệ trung lập có ý định không tạo ra tăng trưởng cũng như chống lạm phát.
Điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ về lạm phát là các ngân hàng trung ương thường có mục tiêu lạm phát, ví dụ như 2%.
Các ngân hàng trung ương có thể không đưa ra và đề cập ra mức cụ thể, nhưng các chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương đều vận hành và tập trung vào việc đạt được vùng thoải mái này.
Vì ngân hàng trung ương biết rằng lạm phát là một điều tốt, nhưng lạm phát ngoài tầm kiểm soát có thể làm mất niềm tin của mọi người vào nền kinh tế, vào công việc, và cuối cùng là mất niềm tin vào tiền.
Bằng cách đặt ra mức lạm phát mục tiêu, các ngân hàng trung ương giúp những người tham gia thị trường hiểu rõ hơn cách ngân hàng trung ương sẽ đối phó với bối cảnh kinh tế hiện tại.
Chúng ta cùng xem một ví dụ.
Trở lại tháng 1 năm 2010, lạm phát ở Anh từ mức 2,9% đã tăng vọt lên 3,5% chỉ trong một tháng. Với tỷ lệ lạm phát mục tiêu là 2%, tỷ lệ 3,5% mới cao hơn nhiều so với mức thoải mái của Ngân hàng Trung ương Anh.
Mervyn King, thống đốc khi đó của BOE, đã tiếp tục báo cáo bằng cách trấn an mọi người rằng các yếu tố tạm thời gây ra bước nhảy đột ngột và tỷ lệ lạm phát hiện tại sẽ giảm trong thời gian tới với những hành động tác động tối thiểu từ BOE.
Nhưng mấu chốt vấn đề không phải là câu nói của Mervyn King có đúng hay không.
Điều chúng tôi muốn bạn biết là thị trường đang ở một nơi tốt hơn khi biết tại sao ngân hàng trung ương làm hoặc không làm điều gì đó liên quan đến lãi suất mục tiêu.
Nói một cách đơn giản, các nhà giao dịch thích sự ổn đinh.
Các ngân hàng trung ương thích sự ổn định.
Bruce Banner thích sự ổn định.
Các nền kinh tế thích sự ổn định. Biết rõ các mục tiêu lạm phát đang tồn tại sẽ giúp một nhà giao dịch hiểu tại sao một ngân hàng trung ương làm những điều mà họ đã làm.
Vòng Lẩn Quẩn với Các Chu Kỳ Chính Sách Tiền Tệ
Đối với những người theo dõi đồng đô la Mỹ và nền kinh tế nước Mỹ (tất cả các bạn cũng nên theo dõi điều này!), mọi người còn nhớ một vài năm trước khi Fed tăng lãi suất 10% một cách bất ngờ?
Đó là điều điên rồ nhất từ trước đến nay của Fed, và thế giới tài chính thời gian đó thật sự bị náo động!
Điều gì đã xảy ra vào thời điểm đó?
Giá xăng dầu tăng vọt và giá sữa tăng như giá vàng.
Tuy nhiên, có một lưu ý rằng chính sách tiền tệ sẽ không bao giờ có sự thay đổi lớn đến như vậy.
Hầu hết các thay đổi chính sách được thực hiện trong các điều chỉnh nhỏ, điều chỉnh gia tăng bởi vì bigwigs tại các ngân hàng trung ương sẽ hoàn toàn hỗn loạn nếu lãi suất thay đổi hoàn toàn.
Những thay đổi quá lớn sẽ làm gián đoạn không chỉ cá nhân nhà kinh doanh mà cả nền kinh tế nói chung.
Đó là lý do tại sao chúng ta thường thấy lãi suất thay đổi từ .25% đến 1% tại một thời điểm. Một lần nữa, bạn cần ghi nhớ rằng các ngân hàng trung ương muốn ổn định giá cả, chứ không hể muốn gây sốc và gây sợ hãi.
Một phần của sự ổn định này đi kèm với khoảng thời gian cần thiết để thực hiện những thay đổi lãi suất này. Có thể cần đến vài tháng thậm chí vài năm.
Cũng giống như các nhà giao dịch forex (ngoại hối) thu thập và nghiên cứu dữ liệu để đưa ra động thái tiếp theo thì các ngân hàng trung ương cũng thực hiện một công việc tương tự, nhưng ngân hàng trung ương phải tập trung ra quyết định với toàn bộ nền kinh tế chứ không chỉ đơn lẻ một giao dịch.
Việc tăng lãi suất có thể giống như đạp phanh trong khi cắt giảm lãi suất có thể giống như nhấn ga nhưng bạn cần nhớ rằng người tiêu dùng và doanh nghiệp phản ứng với những thay đổi này chậm hơn một chút.
Khoảng thời gian dừng lại một chút này giữa sự thay đổi trong chính sách tiền tệ và tác động thực tế lên nền kinh tế có thể mất từ một đến hai năm.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
Tickmill
OANDA
GO MARKETS
STARTRADER
EC Markets
FP Markets
Tickmill
OANDA
GO MARKETS
STARTRADER
EC Markets
FP Markets
Tickmill
OANDA
GO MARKETS
STARTRADER
EC Markets
FP Markets
Tickmill
OANDA
GO MARKETS
STARTRADER
EC Markets
FP Markets