简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Giao dịch ngoại hối nghĩa là bạn đang dự đoán về hướng thay đổi của tiền tệ trong tương lai, đặt lệnh long (mua) hay short (bán) tùy thuộc vào việc bạn cho rằng tỷ giá hối đoái của một cặp tiền tệ sẽ tăng hay giảm.
Giao dịch ngoại hối nghĩa là bạn đang dự đoán về hướng thay đổi của tiền tệ trong tương lai, đặt lệnh long (mua) hay short (bán) tùy thuộc vào việc bạn cho rằng tỷ giá hối đoái của một cặp tiền tệ sẽ tăng hay giảm.
Cụ thể là bạn sẽ tìm cách kiếm lời từ những biến động của tỷ giá hối đoái giữa các tiền tệ, đặt cược vào liệu giá trị của một loại tiền tệ, ví dụ như đồng yên Nhật, sẽ tăng hay giảm so với một loại tiền tệ khác, như đồng đô la Úc.
Những biến động về giá trên thị trường ngoại hối được châm ngòi bởi các đồng tiền tệ mạnh lên (tăng giá) hay suy yếu đi (mất giá).
Khả năng mở VÀ đóng giao dịch của bạn bị giới hạn ở mức giá mà sàn giao dịch đề xuất cho bạn, bởi vì không có thị trường nào khác cho những giao dịch này.
Vậy câu hỏi đặt ra là…
Làm thế nào bạn biết được mức giá mà bạn thấy trên nền tảng giao dịch của sàn giao dịch ấy có phản ánh đúng những gì đang diễn ra trong thị trường ngoại hối (tổ chức) “thực” hay không?
Hãy nhìn lại câu chuyện trước đó giữa Người dơi và Người nhện:
Trò chơi như sau: Hãy thử đoán xem liệu tỷ giá của cặp tiền GBP/USD sẽ tăng hay giảm. Giả sử tỷ giá hiện tại đang là 1.4000. Bạn cho rằng nó sẽ tăng hay giảm?
Hãy xem Người nhện đã định giá cho cặp tiền GBP/USD như thế nào?
May là Ngươi dơi không tin những gì Người nhện nói mà đã lấy điện thoại của mình ra để xác minh giá với một bên nguồn thứ ba.
Nếu bạn không biết câu chuyện trên, có nghĩa là bạn vẫn chưa đọc bài học trước của chúng tôi về Cách thức hoạt động của các sàn giao dịch ngoại hối. Bạn nên đọc bài học đó trước khi đi tìm hiểu phần này.
Cũng giống như Người dơi, bạn cũng nên tự hỏi điều tương tự đối với sàn giao dịch ngoại hối.
Giá của sàn giao dịch lấy từ đâu ra? Những tỷ giá đó có chính xác hay không?
Đối với cặp tiền tệ bất kỳ, sàn giao dịch của bạn sẽ báo cho bạn hai mức giá:
. Giá cao hơn (“ASK”) mà bạn có thể mua vào (“go long”)
. Giá thấp hơn (“BID”) mà bạn có thể bán ra (go short)
Nói chung, giá ASK (mua) và BID (bán) chỉ “giá” mà sàn giao dịch sử dụng cho giao dịch của bạn.
Chênh lệch giữa giá cao hơn và thấp hơn (giá mua và giá bán) được gọi là spread.
Bạn có thể thấy những báo giá này trên nền tảng giao dịch của mình (hoặc “thiết bị giao dịch đầu cuối”). Những báo giá này được gọi là “báo giá trực tuyến”.
Nhưng những tỷ giá này từ đâu mà ra?
Có phải sàn giao dịch tự tạo ra những giá này?
Cũng có khả năng là như vậy.
Nhưng rất khó xảy ra.
Bạn có thể đang nghĩ trong đầu rằng “Hả? Có thể như vậy sao?” tuy nhiên…
Bạn có biết rằng các sàn giao dịch có thể hiển thị BẤT KỲ mức giá nào mà họ mong muốn không?
Như chúng ta đã học ở bài học trước về thị trường ngoại hối, các sàn giao dịch nhỏ lẻ không thể giao dịch trong thị trường ngoại hối “liên ngân hàng” hay tổ chức. Chúng ta lại được coi là có mức uy tín tín dụng kém (không có nhiều vốn). Vậy nên nếu bạn bạn muốn suy đoán về tỷ giá hối đoái của tiền tệ, bạn cần tìm đến một sàn giao dịch ngoại hối nhỏ lẻ.
Sàn giao dịch ngoại hối “tạo ra một thị trường ngoại hối” để bạn có thể giao dịch trong đó.
Các hình thức CFD (hợp đồng chênh lệch) (nếu bạn không sống tại Mỹ) hoặc hợp đồng ngoại hối giao ngay (nếu bạn sống tại Mỹ) có thể đơn giản được gọi là “hợp đồng ngoại hối” bán lẻ.
Những hợp đồng này chỉ liên quan đến hai bên: bạn và sàn giao dịch ngoại hối.
Và bởi vì những hợp đồng này là do các sàn giao dịch ngoại hối tạo ra nên về cơ bản nó có thể báo giá bất cứ mức giá bid (mua) và ask (bán) nào mà sàn giao dịch muốn. Bạn là người quyết định xem mình có giao dịch với mức giá đó hay không.
Sàn giao dịch lấy giá ở đâu và như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào quyền quyết định của họ.
Trên nền tảng giao dịch có thể hiển thị các mức giá từ các nguồn bên ngoài hoặc có thể không.
Điều này có nghĩa là mức giá mà sàn giao dịch cung cấp cho bạn có thể hoặc không giống với các mức giá có sẵn ở những nơi khác, chẳng hạn như một sàn giao dịch khác.
Tại sao lại xảy ra trường hợp như vậy?
Vậy liệu mức giá của sàn giao dịch có nhất thiết phải giống với mức giá trên thị trường cơ sở hay không?
Và vấn đề nằm ở đây.
Trong thị trường ngoại hối, với mỗi cặp tiền tệ sẽ không có cái gọi là “giá thị trường”.
Thị trường ngoại hối được gọi là thị trường “phi tập trung” hay thị trường OTC.
Trong thị trường OTC, không có một “địa điểm” tập trung cụ thể nào mà tất cả những người tham gia thị trường tập trung lại và có thể thấy cùng một mức giá thị trường DUY NHẤT.
Sàn giao dịch định giá như thế nào?
Để giúp bạn hiểu rõ hơn tại sao cần phải hiểu được tầm quan trọng của thị trường ngoại hối là một thị trường OTC (phi tập trung), hãy so sánh thị trường này với một thị trường trao đổi như thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của thị trường trao đổi đó là tất cả những người tham gia đều được tiếp cận thị trường bình đẳng như nhau. Các sàn giao dịch đăng báo giá để tất cả mọi người có thể xem được và giao dịch.
Để hiểu rõ hơn, hãy xem cách sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ định giá như thế nào:
Khi có giao dịch, sàn giao dịch sẽ báo cáo giao dịch tới một nguồn cấp dữ liệu tổng hợp có tên SIP (Bộ xử lý thông tin chứng khoán), nơi sẽ phân tán dữ liệu.
Ví dụ khi sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) thực hiện giao dịch mua cổ phiếu của Apple, nó sẽ báo cáo lại giao dịch với một SIP (bộ xử lý thông tin chứng khoán).
Ngoài các giao dịch ra, các mức giá bid (chào mua) và ask (chào bán) tốt nhất trên những sàn giao dịch khác cũng được chia sẻ công khai cho SIP.
Sau đó SIP sẽ tổng hợp tất cả các báo giá lại để quyết định Giá chào mua và bán tốt nhất cả nước (NBBO).
Quá trình tổng hợp dữ liệu này diễn ra rất nhanh. Thời giant rung bình để SIP thu thập, tổng hợp và phân tán một báo cáo giao dịch là khoảng 17 micro giây (1 micro giây = 1/1 triệu giây).
Để hình dung rõ hơn, một cái chớp mắt của người thường mất 100 mili giây (1/10 giây) tương đương với 100.000 micro giây! Điều này có nghĩa là dữ liệu về giá được cập nhật trong thời gian ít hơn 0.017% so với thời gian của một cái chớp mắt!
NBBO đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp cho các nhà giao dịch biết thông tin về mức giá mà TẤT CẢ họ có thể mua và bán tại thời điểm đó.
Năm 2005, Uỷ ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) đã thông qua điều luật về Hệ thống thị trường quốc gia, hay còn gọi là RegNMS, yêu cầu các sàn giao dịch phải có “cơ chế khớp lệnh tốt nhất” cho tất cả các lệnh trong NBBO. Về cơ bản, RegNMS buộc các sàn giao dịch phải chuyển lệnh đến địa điểm cung cấp giá tốt nhất (dựa trên NBBO).
Lợi thế của việc tổng hợp dữ liệu trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đó là NBBO cung cấp các giá “tham chiếu” rõ ràng cho phép tất cả các nhà giao dịch đánh giá được xem đó có phải mức giá hợp lý mà họ có được hay không.
NBBO cho phép tất cả mọi người biết được giá mua và bán tốt nhất cho mọi loại cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch, bất kể mức giá đó được đăng ở sàn nào đi nữa, tất cả điều diễn ra trong chưa tới 1 mili giây sau khi báo giá thay đổi.
Việc làm này cung cấp cho các nhà giao dịch mức giá bình đẳng như nhau, dù họ có giao dịch với khối lượng lớn hay nhỏ đi nữa.
Tất cả các nhà giao dịch đều được bảo vệ bởi mức giá mà sàn giao dịch hiển thị bởi vì MỌI giao dịch phải diễn ra với mức giá như NBBO đã công bố tại thời điểm giao dịch được thực hiện.
Sàn giao dịch ngoại hối định giá như thế nào?
Trong thị trường trao đổi sẽ có một “thị trường duy nhất” cho phép tất cả mọi người giao dịch tại cùng một mức giá.
Ngược lại, thị trường ngoại hối không hoạt động trong một sàn giao dịch tập trung công khai. Không có “thị trường duy nhất” đồng nghĩa với việc cũng không có “giá thị trường” duy nhất tồn tại.
Ở thị trường này cũng không có nguồn cấp dữ liệu như SIP để tổng hợp tất cả các giao dịch diễn ra và các mức báo giá bid/ask (mua/bán) tốt nhất.
Điều này có nghĩa là sàn giao dịch ngoại hối KHÔNG có hệ thống tương tự như NBBO cho mỗi cặp tiền tệ để cung cấp mức giá “tham chiếu” rõ ràng mà các sàn giao dịch sẽ phải tuân theo.
Các sàn giao dịch ngoại hối lấy giá như thế nào
Các sàn giao dịch ngoại hối uy tín sẽ căn cứ giá của họ dựa trên giá của các sàn ngoại hối khác, thường là các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác (NBFI) từ thị trường ngoại hối có tổ chức.
Những tổ chức này còn được gọi là nhà cung cấp thanh khoản (LP).
Một nhóm các nhà cung cấp thanh khoản (LP) được gọi là liquidity pool (bể thanh khoản).
Sàn giao dịch sử dụng mức giá từ các nhà cung cấp thanh khoản này làm giá THAM CHIẾU của một cặp tiền tệ cơ bản.
Như đã đề cập ở trên, sàn giao dịch sẽ báo cho bạn hai mức giá khác nhau cho một cặp tiền tệ: giá bid (mua) và ask (bán).
Bạn sẽ thấy những báo giá này trên nền tảng giao dịch của mình (hay một “thiết bị giao dịch đầu cuối”). Các báo giá này xuất hiện được gọi là “báo giá trực tuyến”.
Mức giá mà BẠN thấy dựa trên giá mà sàn giao dịch đã lấy từ các nhà cung cấp thanh khoản này.
Sàn giao dịch có một nhóm các nhà cung cấp thanh khoản (LP) để tham khảo giá cho các cặp tiền tệ khác nhau mà sàn ấy cung cấp.
Sàn giao dịch tổng hợp hoặc thu thập các mức giá này theo thời gian thực để tìm được giá bid (mua) và ask (bán) tốt nhất hiện có.
Cả hai mức giá mua và bán này không nhất thiết phải đến từ cùng một nhà cung cấp thanh khoản (LP). Ví dụ, giá bid (mua) tốt nhất hiện có có thể đến từ một nhà cung cấp thanh khoản (LP), trong khi giá ask (bán) tốt nhất có thể đến từ một nhà cung cấp thanh khoản (LP) khác.
Giá được tổng hợp được đưa vào một “công cụ định giá” để báo giá trực tuyến lên nền tảng giao dịch của bạn.
Giá mà BẠN nhìn thấy thường thường đã cộng cả thêm tiền hoa hồng (nếu bạn vẫn chưa trả tiền hoa hồng cho sàn giao dịch).
Về lý thuyết, đây phải là một quy trình tự động mà sàn giao dịch không được kiểm soát việc lựa chọn mức giá có sẵn tốt nhất từ nhóm các nhà cung cấp thanh khoản (LP), cũng như không thể can thiệp trực tiếp để thay đổi bất kỳ mức giá nào được báo trực tuyến trên nền tảng giao dịch (ngoại trừ việc cộng cả tiền hoa hồng vào giá).
Chỉ bởi vì hai người cùng sử dụng một sàn giao dịch không có nghĩa là họ được tự động thấy cùng một mức giá bid (mua) và ask (bán). Mỗi khách hàng sẽ được báo mức giá khác nhau. Điều này phụ thuộc vào cách sàn giao dịch lập hồ sơ khách hàng và liệu công cụ định giá có được cấu hình để định giá trên từng hồ sơ khách hàng khác nhau hay không. Việc làm này gọi là “phân biệt giá”. Hãy hỏi sàn giao dịch xem liệu các mức giá của sàn đó có khác nhau giữa các khách hàng hay không.
Các nhà cung cấp thanh khoản (LP)
Các sàn giao dịch uy tín đều hiển thị cho BẠN giá “của họ” dựa trên khả năng thanh khoản mà họ có thể tiếp cận.
Khả năng thanh khoản họ có thể tiếp cận phụ thuộc vào các nhà cung cấp thanh khoản (LP) của họ.
Những sàn giao dịch ngoại hối đủ lớn để trở thành một prime broker (sàn giao dịch chính) có thể tiếp cận được nhiều nhà cung cấp thanh khoản khác nhau như các ngân hàng cấp 1, ECN (mạng lưới truyền thông điện tử) và các đơn vị tổng hợp thanh khoản.
Hầu hết thanh khoản ngoại hối toàn cầu được cung cấp bởi các ngân hàng lớn có bộ phận ngoại hối chuyên môn và được gọi là nhà cung cấp thanh khoản “cấp 1”. Nhóm các nhà cung cấp thanh khoản “cấp 1” này bao gồm những cái tên như Bank of America, Barclays, BNP Paribas, Citi, Commerzbank, Credit Suisse, Deutsche Bank, Goldman Sachs, HSBC, J.P Morgan, Nomura, Société Générale, và UBS.
Bằng cách tự kết nối với nhiều nhà cung cấp thanh khoản khác nhau, những sàn giao dịch lớn hơn này có thể cải thiện mức giá của mình và cung cấp cho khách hàng giá bid (mua) và ask (bán) tốt nhất hiện có trong số các nhà cung cấp thanh khoản.
Vậy họ làm điều đó bằng cách nào?
Khi nhiều nhà cung cấp thanh khoản báo trực tuyến giá bid (mua) và ask (bán), “công cụ định giá” của sàn giao dịch sẽ lựa chọn giá bid (mua) và ask (bán) tốt nhất, từ đó họ sẽ có spread (chênh lệch giá mua và bán) tốt nhất hiện có.
Về lý thuyết, tổng khối lượng giao dịch của khách hàng trên sàn giao dịch khuyến khích sự cạnh tranh về giá giữa các nhà cung cấp thanh khoản (LP).
Từng nhà cung cấp thanh khoản sẽ cạnh tranh nhau để trở thành đối tác phòng ngừa rủi ro cho sàn giao dịch, vì thế việc làm này sẽ tạo ra đòn bẩy kích thích để có được mức giá tốt nhất.
Việc kết nối với nhiều nhà cung cấp thanh khoản cũng một lúc cũng rất quan trọng, đặc biệt là trong điều kiện thị trường bất ổn, như giai đoạn biến động mạnh khi mà một số nhà cung cấp thanh khoản quyết định giãn spread (chênh lệch giá mua và bán) hoặc đồng loạt ngừng báo giá.
Với những sàn chuyển lệnh (A-Book), điều này vô cùng quan trọng bởi vì mô hình khớp lệnh của họ phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà cung cấp thanh khoản hiện có để cung cấp thanh khoản chất lượng ngay cả trong giai đoạn thị trường biến động hoặc kém thanh khoản.
Các sàn giao dịch nhỏ hơn lấy giá bằng cách liên kết với một nguồn cấp thanh khoản tổng hợp được cung cấp bởi một công ty Prime of Prime (“PoP”), và có lúc sẽ liên kết với các nhà cung cấp thanh khoản phi ngân hàng khác (“NBLP”), những người này được gọi là “electronic market maker” (nhà tạo lập thị trường điện tử).
Các nhà tạo lập thị trường điện tử hiện đang hoạt động trên thị trường ngoại hối có thể kể đến như XTX Markets, Citadel Securities, Virtu Financial, Global Trading Systems, HC Technologies, và Jump Trading.
Các công ty PoP là những sàn giao dịch chính (prime broker) có mối quan hệ với các ngân hàng lớn. Những ngân hàng lớn này giúp họ có thể tổng hợp giá từ nhiều nhà cung cấp thanh khoản (LP) khác nhau và phân tán các mức giá này tới những sàn giao dịch ngoại hối nhỏ hơn.
Bạn có trông thấy logo của các ngân hàng trên trang web của sàn giao dịch? Nếu bạn thấy logo của những ngân hàng lớn (như Barclays, Citi, UBS, v.v.) hiển thị trên trang web của sàn giao dịch, đừng có tin bởi họ chỉ đang thổi phồng lên thế. Do có quy mô nhỏ nên hầu hết các sàn giao dịch ngoại hối bán lẻ không có mối quan hệ trực tiếp với các nhà cung cấp thanh khoản “Cấp 1” này. Chỉ có những sàn giao dịch ngoại hối lớn nhất là các prime broker (sàn giao dịch chính) mới liên kết trực tiếp được với những ngân hàng lớn này. Còn lại những sàn giao dịch khác đều phải phụ thuộc vào một PoP, và chính những công ty PoP này mới có thể hiển thị logo ngân hàng trên trang web chứ không phải là sàn giao dịch.
Hãy cẩn thận với các chiêu trò thao túng giá
Những xung đột lợi ích tiềm ẩn phát sinh do sự thiếu minh bạch trong quá trình định giá các hợp đồng ngoại hối.
Không phải lúc nào sàn giao dịch cũng minh bạch trong việc định giá liệu có thực sự liên kết với thị trường cơ sở hay không và rất khó để xác minh điều này.
Sàn giao dịch của bạn có thể thiết lập giá bằng cách cung cấp báo giá từ giá của một bên thứ ba, tuy nhiên họ không có nghĩa vụ phải làm như vậy hoặc phải tiếp tục làm thế.
Một số sàn giao dịch thậm chí có thể yêu cầu khách hàng thừa nhận rằng giá tham chiếu được sử dụng để xác định giá trị của tài sản cơ sở (ví dụ như các cặp tiền tệ) có thể khác với giá hiện có trên thị trường.
Vì vậy, các nhà giao dịch thường khó có thể xác minh được độ chính xác của giá hiển thị trên nền tảng giao dịch của mình.
Ví dụ, bạn có thể thấy giá trên nền tảng giao dịch mà sàn giao dịch của bạn báo giá, nhưng trừ khi bạn cũng sử dụng một nền tảng giao dịch khác, sẽ rất khó để bạn có thể so sánh các báo giá.
Điều này khiến cho bất cứ giao dịch đang mở hoặc đang chờ xử lý nào cũng rất dễ bị thao túng giá.
Ví dụ, các nhà giao dịch đã phàn nàn về việc sàn giao dịch tự ý thay đổi giá để hủy bỏ một giao dịch đang thắng để không phải trả tiền cho khách hàng hoặc đóng giao dịch để thu được khoản lỗ từ khách hàng.
Tình trạng thị trường biến động là cơ hội không thể hoàn hảo hơn để các sàn này thao túng giá và “dừng săn mồi”, khi đó sàn giao dịch sẽ đóng giao dịch của khách hàng để kiếm lời.
Nếu bạn đặt lệnh stop-loss (cắt lỗ) hoặc take-profit (chốt lời), bởi vì sàn giao dịch biết chính xác những giao dịch này đang lỗ hay lãi, họ có thể thao túng cái gọi là “giá thị trường” để đặt stop-loss (cắt lỗ) hoặc bỏ qua giá take-profit (chốt lời) của bạn. Điều này có nghĩa là sàn giao dịch sẽ hoặc thắng hoặc tránh được thua lỗ.
Mặc dù việc làm này không còn xảy ra thường xuyên như trước nữa nhưng nó vẫn còn tiếp diễn ở các sàn giao dịch hoạt động mờ ám không thuộc thẩm quyền hoặc ít thẩm quyền pháp lý.
Nếu một sàn giao dịch thuộc thẩm quyền pháp lý không có hoặc ít các yêu cầu trong báo cáo giao dịch, thì rất khó để xác minh. Đó là lý do việc làm này vẫn còn tiếp diễn hiện nay.
Một vấn đề khác của sàn giao dịch đó là các hành vi “asymmetric slippage” (trượt giá bất đối xứng).
“Trượt giá” xảy ra khi giá của một lệnh được khớp khác với giá được niêm yết (đối với một lệnh thị trường) hoặc giá được yêu cầu (đối với một lệnh cắt lỗ hoặc chốt lời).
Tình trạng trượt giá trở nên nghiêm trọng khi có một tin tức nóng hổi hay khi một báo cáo dữ liệu kinh tế lớn được công bố.
Sàn giao dịch có thể thực hiện trượt giá “bất đối xứng” trong việc khớp lệnh, nếu giá đang có lợi cho các sàn giao dịch này, họ sẽ khớp lệnh. Nhưng nếu không, sẽ xuất hiện tình trạng trượt giá và giá sẽ được niêm yết lại ở một mức khác có lợi cho sàn giao dịch.
Và nếu thị trường lên xuống theo hướng bạn đã dự tính, sàn giao dịch sẽ không khớp lệnh cho bạn với mức giá đã cải thiện.
Làm thế nào để chắc chắn bạn đang có mức giá hợp lý hay chưa
Ở vị trí là một sàn giao dịch bán lẻ, chúng tôi mong đợi giá niêm yết sẽ gần nhất với giá của thị trường cơ sở.
Tuy nhiên để có được mức giá tương tự với “thị trường” này còn tùy thuộc vào sàn giao dịch.
Sàn giao dịch có thể tùy ý thiết lập giá, đặc biệt trong giai đoạn thị trường biến động mạnh.
Việc tùy ý thiết lập giá này chính là nguyên nhân khiến một số sàn giao dịch bán lẻ và CFD có phương pháp định giá mơ hồ và khó hiểu.
Phương pháp định giá là quá trình sàn giao dịch xác định mức giá nào được hiển thị trên nền tảng giao dịch của khách hàng của mình.
Đã có trường hợp khách hàng của một số sàn giao dịch đã gửi đơn khiếu nại các cơ quan có thẩm quyền về các hành vi định giá gian lận.
Trường hợp các khiếu nại bao gồm:
· Giá được xác định bất hợp lý và giá hiển thị cho khách hàng thậm chí không sát với giá hiện hành trên thị trường tại thời điểm giao dịch được thực hiện!
· Sàn giao dịch đã gian lận khi tự ý đóng giao dịch của khách hàng khiến họ bị thua lỗ!
Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta không thể dễ dàng xác minh được mức giá ấy có đúng hay không do sự thiếu minh bạch trong quá trình sàn giao dịch ngoại hối bán lẻ và CFD hiển thị giá tới khách hàng của họ.
Dưới đây là một số nguồn trực tuyến bạn có thể sử dụng để đánh giá xem mức giá sàn giao dịch của bạn cung cấp có sát với giá của những sàn khác hay không:
· Integral OCX
· TradingView
· LMAX Exchange
· FXCM
Hãy nhớ rằng bởi vì thị trường ngoại hối là thị trường OTC (phi tập trung) nên sẽ không có một mức giá duy nhất. Vì thế mặc dù giá có thể hoàn toàn không giống nhau nhưng cũng chỉ được chênh lệch một chút. Thường là chênh lệch 1 pip hoặc ít hơn, tùy thuộc vào cặp tiền tệ đó.
Làm thế nào bạn có thể chắc chắn bạn đang có được mức giá tốt nhất và mức giá ấy không bị sàn giao dịch thao túng?
Nếu sàn giao dịch của bạn khẳng định với bạn rằng bạn đang giao dịch với mức giá được lấy trực tiếp từ các nhà cung cấp thanh khoản, họ có thể cung cấp cho bạn BẰNG CHỨNG được không?
Các sàn giao dịch ngoại hối bán lẻ và CFD cần phải giải thích rõ ràng phương pháp định giá của mình, bao gồm:
· Cách họ sử dụng các nhà cung cấp thanh khoản bên thứ ba không liên kết để lấy giá
· Cách họ sử dụng các nguồn giá độc lập và có thể được xác minh công khai để đảm bảo giá từ nhà cung cấp thanh khoản sát với giá hiện hành trên thị trường.
· Cách họ áp dụng spread (chênh lệch giá mua và bán) hoặc markup (lợi nhuận gộp)
Nhưng đó vẫn chưa phải tất cả.
Hãy hỏi sàn giao dịch xem họ có thường xuyên xem xét lại các nhà cung cấp giá của mình hay không.
Các sàn giao dịch nên so sánh mức giá từ các nhà cung cấp thanh khoản so với các nguồn giá bên ngoài, cả trong thời gian thực đối với giá thực tế hay ít nhất là hàng tuần đối với giá trung bình.
Điều này giúp đảm bảo giá niêm yết tới khách hàng sẽ không bị chênh lệch nhiều so với “giá thị trường”.
Trong trường hợp giá nằm ngoài các thông số xác định trước mà có thể chấp nhận được, sàn giao dịch cần có hệ thống cảnh báo tức thời để điều tra nguyên nhân và giải quyết ngay lập tức.
Hãy nhớ hỏi xem những “thống số xác định trước có thể chấp nhận được” này là gì.
Cuối cùng, sàn giao dịch cần cung cấp cho bạn một chính sách bằng văn bản giải thích rõ ràng phương pháp định giá của họ, cách họ mở và đóng CFD (hoặc các hợp đồng ngoại hối giao ngay) một cách trung thực và hợp lý.
Chính sách này cũng cần phải bao gồm bất kể các trường hợp giá chênh lệch so với phương pháp định giá đã nêu.
Nếu sàn giao dịch không thể cung cấp cho bạn phương pháp định giá của họ, tốt hơn hết bạn nên đi tìm một sàn giao dịch khác có thể cung cấp thông tin này.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
STARTRADER
EC Markets
FBS
TMGM
FXTM
HFM
STARTRADER
EC Markets
FBS
TMGM
FXTM
HFM
STARTRADER
EC Markets
FBS
TMGM
FXTM
HFM
STARTRADER
EC Markets
FBS
TMGM
FXTM
HFM